DU HỌC MH

KINH NGHIỆM DU HỌC NEW ZEALAND DÀNH CHO HỌC SINH

Kinh nghiệm trước khi đi du học New Zealand

Kinh nghiệm tìm kiếm thông tin về New Zealand

Không gây sốt và đứng đầu các bảng xếp hạng về số lượng du học sinh như Anh, Úc, Mỹ, Canada. New Zealand đất nước du học thanh bình thu hút du học sinh quốc tế theo cách riêng của nó.

Hiện nay việc tra cứu thông tin du học New Zealand không quá tràn lan. Nhưng lại có nhiều thông tin chất lượng đáng chú ý. Vậy tìm kiếm thông tin du học New Zealand ở những nguồn tin nào là chính xác nhất.

Thông tin chính thống từ website các trường Đại học tại New Zealand

Các Triển lãm du học New Zealand do Tổng lãnh sự quán New Zealand. Tổ chức hàng năm vào tháng 3 và tháng 9

Đơn vị du học MH tư vấn du học uy tín (để có những thông tin tổng hợp nhất, lên kế hoạch du học New Zealand phù hợp nhất với điều kiện tài chính và chi phí của gia đình bạn)

Kinh nghiệm chọn trường và ngành du học tại New Zealand

Cũng giống như các quốc gia khác, để chọn trường và ngành học phù hợp với bạn tại New Zealand. Trước tiên bạn cần phải căn cứ chọn ngành du học New Zealand trước.

Để chọn ngành học phù hợp với bản thân bạn cần căn cứ vào những tiêu chí:

  •  Sở thích và thế mạnh của bản thân. Có thể làm bài kiểm tra vân tay đánh giá năng lực bản thân để xác định sở thích và thế mạnh. Nếu như chưa có ngành học đặc biệt yêu thích.
  •  Đăng ký các buổi học thử testimonial của các trường về ngành học mà bạn muốn học
  •  Nếu có kế hoạch định cư và tìm kiếm việc làm sau khi ra trường tại New Zealand. Xin lời khuyên từ các cựu sinh viên đi trước ở những nhóm ngành nghề mà các bạn dự định theo học. Xin lời khuyên từ chuyên viên tư vấn để có cái nhìn tổng quát và đa chiều nhất
  •  Sau khi xác định được ngành học các bạn sẽ theo học. Các bạn tiếp tục xác định trường và khu vực bạn sẽ học tại New Zealand.
  •  Để quyết định chọn sẽ căn cứ 1 số tiêu chí sau đây:
  •  Trường có ranking cao trên thế giới, trường có ranking đào tạo ngành cao
  •  Trường nằm tại khu vực ưu tiên định cư như các vùng xa xôi hẻo lánh ngoài Auckland. Sẽ có thời gian ở lại xin việc làm lâu hơn 1 năm so với các khu vực khác.
  • Trường có học bổng cho sinh viên theo học ngành

du học new zealand

Kinh nghiệm chọn thành phố khi đi du học New Zealand

Việc lựa chọn thành phố khi du học New Zealand. Ngoài việc căn cứ vào mức sống, điều kiện tìm kiếm việc làm và định cư ở lại. Cũng phụ thuộc rất lớn vào việc chọn trường và ngành học tại New Zealand của bạn.

Các thành phố lớn như Christchurch, Hamilton hay Auckland, Wellington. Có mật độ dân cư cao và dễ kiếm việc làm thêm hơn các thành phố nhỏ của New Zealand. Nếu như ở Úc có quy việc tăng thêm thời gian ở lại làm việc. Và ưu tiên định cư cho sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học nằm tại các thành phố Regional. Thì ở New Zealand cũng tương tự như vậy.

Đối với những sinh viên được cấp Visa du học New Zealand sau ngày 8/8/2018. Thời hạn được cấp visa working của bạn sẽ phụ thuộc vào địa điểm bạn theo học tại New Zealand.

 Nếu bạn học ở Auckland

Tốt nghiệp Cử nhân từ level 7 trở lên. Có thời hạn được ở lại New Zealand làm việc lên đến 1 năm sau tốt nghiệp.

Có thể xin thêm 1 năm nếu bạn đang làm việc hướng tới đăng ký nghề nghiệp với cơ quan đăng ký có trong danh sách các cơ quan đăng ký được chấp nhận.

Nếu tốt nghiệp các khóa học thuộc Level 4, 5 hoặc 6. Có thời hạn được ở lại New Zealand làm việc lên đến 1 năm sau tốt nghiệp.

 Nếu bạn học bên ngoài Auckland

Nếu học tập tại một thành phố khác ở New Zealand và bằng cấp còn thời hạn đến 31 tháng 12 năm 2021. Có thời hạn được ở lại New Zealand làm việc từ 2 – 3 năm sau tốt nghiệp.

Còn nếu bạn hoàn thành trình độ chuyên môn sau ngày 31 tháng 12 năm 2021. Thời hạn visa của bạn sẽ giống như đối với những người đã học tại Auckland.

Nếu bạn có bằng Cử nhân level 7 trở lên. Bạn có thể xin visa làm việc sau khi học để làm việc ở New Zealand trong 3 năm.

Nếu bạn hoàn thành Chứng chỉ tốt nghiệp hoặc bằng cấp level 7 trước hoặc trong ngày 31 tháng 12 năm 2021. Bạn có thể nộp đơn xin thị thực làm việc sau khi học trong 2 năm

Sau ngày 31 tháng 12 năm 2021, bạn có thể xin visa làm việc sau khi học trong 1 năm.

Nếu bạn hoàn thành 1 hoặc nhiều bằng cấp được chấp nhận ở Cấp độ 4 đến 6 vào trước hoặc ngày 31 tháng 12 năm 2021. Bạn có thể xin visa làm việc ở New Zealand trong 2 năm.

Sau ngày 31 tháng 12 năm 2021, bạn có thể xin visa làm việc ở New Zealand trong 1 năm.

du học new zealand

Kinh nghiệm trong quá trình làm hồ sơ du học New Zealand

Bạn phải chuẩn bị những giấy tờ gì trong quá trình du học New Zealand

Hồ sơ cá nhân bao gồm:

  •   Tờ khai chi tiết về bản thân (liệt kê đầy đủ người thân trong gia đình ở Việt Nam, New Zealand và các quốc gia khác).
  •   Hộ chiếu.
  •   4 ảnh cỡ 4 x 6 cm mới chụp.
  •   Bản sao sổ hộ khẩu có công chứng.
  •   Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương.
  •   Bản sao giấy khai sinh có công chứng.
  •   Thư trình bày kế hoạch học tập.
  •   Bản sao các chứng chỉ, văn bằng và bảng điểm.
  •   Thư xác nhận của người giám hộ đối với học sinh dưới 18 tuổi.
  •   Giấy chứng nhận học bổng (nếu có).
  •   Thư xác nhận của một trường Đại học/Cao đẳng tại New Zealand.
  •   Giấy chứng minh bạn đã mua bảo hiểm y tế cho suốt quá trình học.

Hồ sơ tài chính gồm:

  •   Sổ tiết kiệm: Số dư trong sổ tiết kiệm phải đủ để chi trả học phí, chi phí sinh hoạt trong một năm đầu. Số tiền này tùy thuộc vào hệ, ngành hay nơi mà bạn theo học. Số tiền có trong sổ tiết kiệm bạn có thể tham khảo là tối thiểu 20,000 USD
  •   Chứng minh thu nhập: Để chứng minh thu nhập, bạn phải đưa ra bằng chứng rằng. Gia đình mình đủ khả năng chi trả tiền học và sinh hoạt phí cho bạn ở New Zealand. Sau khi đã trừ đi chi phí sinh hoạt của gia đình ở Việt Nam.
  •   Tài sản (của gia đình hay người bảo trợ): Bạn đưa ra càng nhiều chứng cứ thì độ tin cậy, thuyết phục càng cao. Những giấy tờ như sổ hồng, sổ đỏ, cổ phần, cổ phiếu, xe hơi… Sẽ thể hiện được tiềm lực tài chính gia đình và củng cố thêm cho hồ sơ du học New Zealand của bạn.

Kinh nghiệm chuẩn bị hành lý trước khi lên đường du học New Zealand

Các loại hồ sơ đã nêu trước đó ngoài ra bạn nên chuẩn bị các vật dụng như sau khi đi du học New Zealand:

  • Tiền: theo quy định của Ngân hàng nhà nước bạn được phép mang không quá 5,000 USD. Bạn có thể mang theo Thẻ visa để trả tiền mua hàng hoá, đóng học phí, đóng phí bảo hiểm, vé máy bay, khám chữa bệnh (trong các trường hợp không có bảo hiểm y tế), mua vé xem phim, thăm quan, đi lại…
  • Trung phục: Nên mang theo đủ thể loại quần áo, tất vớ, giày dép, mắt kính cận nên mang theo đủ dùng thậm chí là dư ra vì sang New Zealand mua rất đắt đỏ
  • Thực phẩm: New Zealand cấm du nhập thực phẩm, hoa quả tươi sống, cây cối, rau có dính đất. Tốt nhất bạn không nên mang theo để tránh rắc rối. Bạn chỉ được phép mang theo một số loại giới hạn thực phẩm khô chế biến, bánh kẹo.
  • Máy tính xách tay, máy ảnh, điện thoại…

Những gì không được mang vào hành trang du học New Zealand?

Những đồ dụng làm bếp chỉ khiến hành lý của bạn thêm cồng kềnh. Bạn hoàn toàn có thể mua chúng ở New Zealand với giá rẻ.

Những sản phẩm từ thịt không đóng hộp gồm tất cả các sản phẩm tươi, khô đông lạnh, nấu, được hun khói, được muối hay những sản phẩm thịt được bảo quản từ tất cả loại động vật. Không nên mang theo như hoa quả, bột sắn dây, đồ ăn tươi, cây cảnh…và rượu, thuốc lá nằm trong danh mục bị giới hạn.

Bạn cũng không được cầm quá 10.000 Nzd và đảm bảo không mang theo văn hóa phẩm vi phạm bản quyền như nhạc, phim, băng đĩa các loại…

Làm thủ tục nhập cảnh New Zealand như thế nào?

Khai tờ nhập cảnh: Sẽ được phát trên máy bay do tiếp viên hàng không phát hoặc lấy tại quầy của sân bay. Khai các thông tin cá nhân và kế hoạch học tập và địa chỉ lưu trú tại New Zealand trong thời gian ở tại New Zealand

Khai báo hàng hóa: Không có gì để khai báo sẽ đi vào cửa có biển báo màu xanh (Green Exit). Những ai cần khai báo về hàng hóa thì sẽ vào phía cửa có biển báo màu đỏ (Red Exit)

Lấy hành lý ký gửi: Xem màn hình ở sân bay ở cửa vào quầy thủ tục để biết hành lý trên chuyến bay của mình sẽ trả ở quầy băng chuyền nào. Cần phải nhớ mã chuyến bay và không cầm hộ bất kỳ ai trong quá trình nhập cảnh New Zealand

Kinh nghiệm khi qua New Zealand học tập và làm việc

Quy định về học tập và làm thêm tại có kinh nghiệm du học New Zealand ?

Học sinh đủ 18 tuổi tại New Zealand được đi làm thêm với thời lượng 20h/ tuần. Để được làm thêm, sinh viên quốc tế phải đáp ứng được một trong các điều kiện quy định bởi Sở Di trú New Zealand:

Chuyên ngành học phải thuộc nhóm ngành ưu tiên định cư

Chương trình học phải có thời gian tối thiểu 2 năm

Nếu chương trình học tối thiểu 1 năm và có ít nhất 120 tín chỉ thì được phép làm toàn thời gian vào các kỳ nghỉ.

Nếu chương trình học dưới 120 tín chỉ thì chỉ được phép làm thêm vào các kỳ nghỉ lễ giáng sinh và năm mới.

Nếu ở Canterbury, sinh viên được phép làm thêm phải có đủ điều kiện học tối thiểu 1 kỳ và level 4 trở lên.

Đối với các khóa học tiếng Anh

Khi đăng ký các khóa học Tiếng Anh tại New Zealand. Bạn có thể làm thêm 20 giờ/ tuần nếu đáp ứng đủ một trong các điều kiện:

Đăng ký học các khóa học toàn thời gian

Có chương trình học kéo dài từ 6 tháng trở lên

Được cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS 5.0. (lưu ý là chứng chỉ này được cấp trong thời gian 2 năm trở lại)

Đối với học sinh trung học tại New Zealand

Khác với các nước khác tại New Zealand. Bạn có thể làm 20 giờ/ 1 tuần và làm toàn thời gian vào các kỳ nghỉ lễ khi bạn là học sinh trung học.

Trong trường hợp chưa đủ 18 tuổi. Chỉ được phép đi làm khi có sự đồng ý của nhà trường hoặc người bảo trợ hợp pháp.

Việc cân bằng thời lượng làm thêm và học tập ở New Zealand là cần thiết. Bởi các lớp học thông thường sinh viên phải tham gia đủ khoảng 80% để không bị ảnh hưởng về Visa cũng như khả năng học tập ở trên lớp.

Bạn có nên chuyển trường khi đi qua New Zealand?

Bạn có thể chuyển trường. Tuy nhiên nếu chuyển ngay khi qua New Zealand bạn sẽ gặp khó khăn rất cao về việc bị từ chối visa du học do vi phạm quy định.

Về thủ tục và tư vấn chuyển trường. Hãy liên hệ với đơn vị tư vấn du học để lường trước những khó khăn và thuận lợi cho bạn.

Mở thẻ ngân hàng ở ngân hàng nào?

Sau khi qua New Zealand bạn nên mở thẻ ngân hàng để nhận lương khi làm thêm. Hoặc nhận trợ cấp từ gia đình hàng tháng.

Các ngân hàng được nhiều du học sinh sử dụng tại New Zealand chính là 7 ngân hàng sau: ANZ, ASB, BNZ, WESTPAC, TSB BANK, KIWI BANK, The Cooperative Bank.

Các giấy tờ để mở thẻ ngân hàng:

Hộ chiếu gốc hoặc bằng lái xe tại NZ nếu có

Chứng minh địa chỉ đang ở: thông tin tên của học sinh, địa chỉ nhà (có ngân hàng chấp nhận giấy xác nhận từ chủ nhà hoặc của trường).

Là sinh viên bạn cũng có thể được áp dụng những ưu đãi về chi phí giao dịch hàng tháng.

Có thể thấy để du học New Zealand bạn cần phải lưu ý và tìm hiểu rất nhiều thông tin.

Xem thêm:

Để tìm hiểu thêm thông tin và kinh nghiệm du học New Zealand. Liên hệ với Du Học MH ngay ngày hôm nay bạn nhé!

Mọi thông tin về Du học và Xuất Khẩu Lao Động New Zealand xin vui lòng liên hệ: 

Du học và Xuất Khẩu Lao Động MH chuyên nhận hướng dẫn làm hồ sơ xin visa du học, du lịch thường, du lịch diện 3 năm cho bố mẹ, visa bảo lãnh partner (vợ, chồng)

CÔNG TY TNHH MHEDU

Cơ sở 1: 82/1A Đường 18B, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

Cơ Sở 2 : Lô C40, Khu Đấu Giá 3Ha, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Liên hệ : 0396282268 – 0352033317

Email : contact@mhedu.vn